Đăng Ký Tạm Trú, Thường Trú Tại Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3

Khi bước chân vào cuộc sống mới tại Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 ( Chung cư, biệt thự, shophouse, liền kề ) hoặc bất kỳ nơi nào khác trên lãnh thổ Việt Nam, việc khai báo tạm trú tạm vắng là một bước quan trọng giúp bạn hòa mình nhanh chóng vào cộng đồng mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít người gặp khó khăn khi đối mặt với các thủ tục giấy tờ liên quan.

Để giúp quý khách dễ dàng hoàn thành thủ tục này, chúng tôi xin chia sẻ những bước cần thiết để chuẩn bị giấy tờ và đảm bảo quá trình khai báo tạm trú tạm vắng diễn ra thuận lợi. Đầu tiên, hãy kiểm tra các giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyết định tạm trú tạm vắng (nếu có). Tiếp theo, điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn khai báo và chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ của bạn.

Với sự hiểu biết và kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quá trình khai báo tạm trú – tạm vắng – thường trú sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn an tâm khám phá cuộc sống mới tại nơi đây.

ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ TẠI VINHOMES OCEAN PARK 1, 2, 3

Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định như sau:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ TẠI VINHOMES OCEAN PARK 1, 2, 3

Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020, người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký, cụ thể:

1. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác thuộc quyền sở hữu của mình.

2. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình và được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thuộc các trường hợp sau:

– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

3. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thuộc trường hợp sau:

– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

4. Đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

– Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

– Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

– Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến sống trên phương tiện đó, nếu đủ các điều kiện sau:

– Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

– Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ CƯ TRÚ

Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm hành chính về đăng ký và quản lý cư trú trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng:

– Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

– Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú(Sau 30 ngày mà không đăng ký tạm trú cũng được xem là trường hợp chậm đăng ký tạm trú)  thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ:

– Hồ sơ cần chuẩn bị với người Việt Nam

  • Phiếu báo, bản khai, đơn xin xác nhận tạm trú, phiếu xác minh nhân hộ khẩu (công an cấp)
  • Căn cước công dân
  • Giấy khai sinh (người chưa có căn cước công dân )
  • Giấy đăng ký kết hôn (vợ/ chồng)/ hoặc giấy tờ xác minh mối quan hệ
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chưa kết hôn)
  • Quyết định ly hôn (đã ly hôn)
  • Hợp đồng mua bán căn hộ
  • Biên bản bàn giao căn hộ
  • Hợp đồng thuê nhà (người thuê nhà) + giấy phép kinh doanh căn hộ

– Đối với nhân khẩu người nước ngoài: sang làm việc

  • Hộ chiếu
  • Thẻ trạm trú, visa
  • Hợp đồng mua bán căn hộ
  • Biên bản bàn giao căn hộ
  • Hợp đồng thuê (người thuê nhà)
  • Hợp đồng lao động/ quyết định thành lập công ty / ngoại giao

– Đối với nhân khẩu cho người nước ngoài: thăm thân

  • Hộ chiếu
  • Thẻ tạm trú, visa
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người thân

THỜI GIAN GIẢI QUYẾT

Trong thời gian 03 ngày ( Đối với tạm trú ) và 07 ngày ( Đối với thường trú ) làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành thẩm định, cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú cho người đăng ký.

LỜI KẾT

Trên đây là những giải thích cơ bản về đăng ký tạm trú tạm vắng, nhưng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề nào khác liên quan, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn và hỗ trợ bạn qua quá trình đăng ký tạm trú tạm vắng một cách thuận lợi nhất.

Chúng tôi cam kết đem đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc có thêm câu hỏi.

Để có sự giúp đỡ và tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0988.734.588