Ảnh đẹp khu đô thị Ecopark xanh - 05

3 bí quyết kinh doanh “chẳng giống ai” của CEO Ecopark

Dòng người chen chúc xếp hàng để mua nhà chỉ có thể thấy ở thời thị trường “nóng bỏng”, thế nhưng gần đây hiện tượng này đã diễn ra ở Ecopark, thậm chí họ còn đến xếp hàng từ nửa đêm.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đào Ngọc Thanh, Tổng Giám đốc Vihajico – Chủ đầu tư Ecopark cho biết tính sơ bộ đến nay có khoảng 7 nghìn căn nhà được bán ra thị trường.

Điều đáng nói là trong bối cảnh thị trường tràn ngập nguồn cung căn hộ thì những đợt mở bán dự án West Bay và Aqua Bay, người dân lại nườm nượp xếp hàng, thậm chí có người thức trắng đêm để có cơ hội mua được nhà Ecopark.

Khi được hỏi có ngạc nhiên về hiện tượng này không, ông Đào Ngọc Thanh bình thản nói “tôi không ngạc nhiên”. Ông lý giải lý do tại sao người dân lại xếp hàng:

1.Không bỏ túi tất cả mà phải biết chia sẻ

“Điều đó là bởi Ecopark đánh đúng nhu cầu và biết chia sẻ lợi ích với khách hàng.” Vị CEO này nói. Ông còn dẫn chứng cụ thể với 1 lô đất có giá thị trường khoảng 3,5 tỷ nhưng Ecopark chỉ bán với giá chừng 3 tỷ, người mua đến trước có thể lời cả vài trăm triệu.

“Đừng bỏ túi tất cả mà phải biết chia sẻ, làm gì thì làm miễn khách hàng đến trước phải được lợi hơn. Nếu như tôi lại bán mảnh đất đó 4 tỷ thì chắc chắn là không có chuyện xếp hàng. Phần thặng dư đó tôi dành cho khách hàng, ai cũng muốn có lợi ích thì phải xếp hàng.” ông Thanh nói.

Bên cạnh đó, triết lý phát triển đô thị của ông Thanh còn thể hiện ở từ “sống”. Đó là một đô thị “sống” chứ không chỉ đẹp.

“Câu trả lời chỉ có cách là chủ đầu tư phải chia sẻ. Kinh doanh bất động sản không phải là bán được bao nhiều ngôi nhà mà phải xem có bao nhiêu ô cửa sổ sáng đèn, tức là phải tạo ra môi trường sống.” CEO Ecopark nói.

Vì thế, ở Ecopark không phải mỗi câu chuyện thuần túy là 1 dự án BĐS thành công về mặt kinh tế nhưng lại buồn tẻ vì thiếu vắng người. Mà thay vào đó là một khu đô thị sinh thái có đầy đủ mọi thứ từ công viên, trường học, cây xanh, thương mại, sân golf…và tràn đầy sinh khí, năng lượng từ những mái nhà hạnh phúc. Do đó, theo ông yếu tố “sinh thái – Ecology” là tiền đề và song hành yếu tố “kinh tế – Economy”. Nếu chỉ sinh thái không thôi thì chưa đủ mà phải tạo ra môi trường sống đích thực.

Vậy tạo ra môi trường sống đích thực như thế nào lại là một bí quyết “độc” khác của vị CEO này.

 

2.Tạo ra môi trường sống đích thực

Chia sẻ với người viết, ông Đào Ngọc Thanh cho biết “đã có nhiều người hỏi tôi phát triển Ecopark thì yếu tố đầu tiên gì?”

Có lẽ khi nói đến tiền tố Eco trong chữ Ecopark nhiều người sẽ nghĩ ngay đến yếu tố sinh thái. Nhưng thật bất ngờ, ông Thanh cho rằng ý nghĩa thứ hai cũng không kém quan trọng đó là Eco trong chữ Economy, tức là kinh tế – thương mại của dự án.

“Tôi cho rằng nếu chỉ có Ecology thì tại sao chúng ta không lên rừng mà sống, hoặc trồng thật nhiều cây nhưng chắc gì dân đã đến ở. Và nếu chỉ Economy thôi thì cũng chẳng thể kéo dân về ở bởi khi đó đâu có môi trường sống đích thực. Vì thế, tôi cho rằng nhờ có Economy thì Ecology mới tốt được, nên Ecopark phát triển cân bằng cả Ecology và Economy.” Ông Thanh chia sẻ.

Do vậy, bản thân những người đến sống ở Ecopark sẽ nhiều cơ hội tự kinh doanh phát triển, hoặc ít nhất thì BĐS mà họ đầu tư dài hơi đều có khả năng gia tăng giá trị. Ông dẫn chứng những người mua nhà phố Phố Trúc giờ đây cũng có thể kiếm từ 10 đến 30 triệu một tháng nhờ cho thuê làm café, nhà hàng…; người mua biệt thự, nhà phố Aqua Bay chỉ trong một thời gian có thể gia tăng khoảng 30%, thậm chí có những sản phẩm Park River tăng giá trị gấp đôi. Thì đó chính là yếu tố kinh tế cuốn hút người dân. Chứ còn nếu cứ làm cho đẹp mà dân không đến thì cũng thất bại.

Điều mà ông Thanh nhấn mạnh đó là ở Ecopark xây dựng một thành phố cho nhu cầu ở của tất cả mọi người, một tập thể xã hội rộng lớn nên có cả người giàu, người thu nhập trung bình miễn là họ có sự thích thú về môi trường, cây xanh. Ở Ecopark có siêu biệt thự vài triệu đô nhưng cũng có cả nhà 1 tỷ.

Đó là lý do mà vị CEO này lý giải tại sao ở Ecopark lại đắt hàng như vậy.

 Nhiều người dân đi mua nhà Ecopark phải đến từ nửa đêm để xếp hàng từ sáng sớm.

Nhiều người dân đi mua nhà Ecopark phải đến từ nửa đêm để xếp hàng từ sáng sớm.

3. Buôn có bạn bán có phường

Tuy nhiên, lôi kéo tiện ích về một dự án BĐS lại là một câu chuyện khó đối với bất cứ chủ đầu tư nào, kể cả Ecopark. Bởi tiện ích không hẳn do chính chủ đầu tư tạo nên mà do đối tác, khách hàng đem đến.

Nói đến vấn đề này, ông Thanh cho rằng “buôn có bạn, bán có phường”. Chủ đầu tư không thể nào làm tất cả mọi thứ. Chẳng ai bán phở lại nuôi cả bò, làm bánh phở lại đi trồng lúa…mà phải làm sao để có cửa hàng có bát phở ngon nhất.

Trong BĐS cũng vậy, đừng nghĩ là có thể làm được tất cả, nhưng hãy chọn cái khó nhất cần phải làm. Làm bất động sản cũng cần “buôn có bạn bán có phường” như ông, bà ta đã nói để đạt mục tiêu kinh tế.

Ông Thanh lấy ví dụ câu chuyện Vingroup làm nhà giá rẻ, và đặc biệt có dự án nằm gần Ecopark, nhiều người hỏi vậy Ecopark có định hướng gì cho những năm tới?

Vị CEO của Ecopark không lo ngại về vấn đề cạnh tranh, không cạnh tranh trực tiếp bởi mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh rất riêng, mà lại quay lại câu chuyện “buôn có bạn bán có phường”. Ông cho rằng càng nhiều doanh nghiệp làm càng hay, sẽ tạo động lực phát triển chung và diện mạo mới cho cả khu vực..

Cũng theo ông Thanh, muốn thành công đôi khi phải biết thay đổi và hy sinh. Có khu đất ở Ecopark ban đầu quy hoạch là đất xây chung cư, thậm chí đã khoan cọc nhưng sau đó ông đã bỏ để làm công viên. “Không nên lúc nào cũng nhăm nhăm tăng giá nhà, giá đất. Làm gì cũng phải hợp với lòng dân, hợp với giá trị. Hôm nay mình hy sinh một chút thì ngày mai sẽ thành công”. Ông Thanh nói.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *